LƯỢM LẶT

KỶ LỤC VUA CHÚA VIỆT NAM

28 kỷ lục ‘vô tiền khoáng hậu’ của vua chúa phong kiến Việt Nam
Lên ngôi lúc 1 tuổi, chết lúc 15 tuổi, có hàng trăm vợ nhưng không có người con nào… là những kỷ lục liên quan tới ngôi thiên tử của các triều đại phong kiến Việt Nam
Không tính thời Hùng Vương huyền sử, trải qua hàng nghìn năm, các triều đại phong kiến Việt đã xác lập những kỷ lục “vô tiền khoáng hậu” liên quan đến ngôi thiên tử.
1. Trị vì lâu nhất: Lý Nhân Tông Càn Đức – 56 năm (1072 – 1127), Lê Hiển Tông Duy Diêu – 47 năm (1740 – 1786), Lê Thánh Tông Tư Thành – 37 năm (1460 – 1496).
Các sử sách đương thời và đời sau, đều nhất loạt ca ngợi Lý Nhân Tông là một vị vua giỏi của thời nhà Lý. Ông là con của vua Lý Thánh Tông và Nguyên phi ỷ Lan.
Lý Nhân Tông rất thích tổ chức những ngày hội, vừa để biểu dương công đức phật, theo khuynh hướng tôn giáo lúc bấy giờ của dân chúng, vừa để gây không khí vui chơi vào dịp đất nước được an bình thịnh trị. Và điều này cũng phù hợp với mỹ cam của ông suốt tuổi thanh niên cho đến lúc về già. Ông làm vua đến năm 1127 thì mất, trị vì được 56 năm, thọ 63 tuổi.
2. Trị vì ngắn nhất: Tiền Lê Trung Tông Long Việt: 3 ngày (1006), Dục Đức (Nguyễn Cung Tông): 3 ngày (1883).
3. Lên ngôi trẻ nhất: Lê Nhân Tông lúc 1 tuổi (1442); Mạc Mậu Hợp lúc 2 tuổi (1562); Lý Cao Tông lúc 3 tuổi; Lý Anh Tông cũng 3 tuổi; Lý Chiêu Hoàng lúc 6 tuổi (1224);
4. Lên ngôi già nhất: Trần Nghệ Tông Phủ, khi 50 tuổi (1370); Triệu Đà khi 50 tuổi (207 TCN).
5. Trường thọ nhất: Bảo Đại 85 tuổi (1913-1997), vua Trần Nghệ Tông 74 tuổi (1321 – 1394).
Nếu tính cả các chúa thì chúa Nguyễn Hoàng thọ hơn Bảo Đại: 89 tuổi (1525 – 1613)
6. Yểu mệnh nhất: Lê Gia Tông Duy Khoái 15 tuổi (1661 – 1675); Lê Huyền Tông Duy Vũ 17 tuổi (1654-1671). Nếu tính cả vua không chính thống thì Lê Quang Trị bị giết khi 7 tuổi (1509-1516).
7. Sống nhiều năm nhất ở nước ngoài trong thời gian làm vua: Bảo Đại.
8. Nữ vương đầu tiên: Trưng Nữ Vương (Trưng Trắc) vì chỉ xưng vương từ năm 40-43.
9. Nữ hoàng duy nhất: Lý Chiêu Hoàng Phật Kim (1224 – 1225), vợ vua Trần Thái Tông Cảnh (1226 – 1258).
10. Vua lập nhiều hoàng hậu nhất: Lý Thái Tổ lập 9 hoàng hậu (6 bà lập năm 1010, 3 bà lập năm 1016).
11. Vua duy nhất ở ngôi 2 lần: Lê Thần Tông (1619-1643 và 1649-1662).
Lê Thần Tông (1607 – 1662) trị vì: 1619-1643 và 1649-1662, tên húy là Lê Duy Kỳ là vị vua thứ 6 của nhà Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam. Ông cũng là vị Vua Việt Nam duy nhất hai lần lên ngôi.
Tháng 10 năm Quý Mùi (1643), vua nhường ngôi cho con là Lê Duy Hựu sau khi ở ngôi được 25 năm. Về phần mình ông lên làm Thái thượng hoàng, còn Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc làm Hoàng thái hậu.
Tháng 8 năm 1649, Lê Chân Tông mất sớm, Thần Tông được Trịnh Tráng đưa trở lại ngôi vua.
12. Vua Việt Nam đầu tiên lấy vợ Tây: Lê Thần Tông (Lê Duy Kỳ) lấy vợ người Hà Lan
Ngoài bà vợ đầu tiên là Trịnh Thị Ngọc Trúc, vua Lê Thần Tông có 5 phi tần nữa và điều kỳ lạ rằng, mỗi bà thuộc một dân tộc: vợ thứ 2 là người Thái, vợ thứ 3 là người Mường, vợ thứ 4 là người Hán, vợ thứ 5 người Lào, và vợ thứ 6 người Hà Lan.
13. Vua có nhiều con làm vua: 2 người, mỗi người có 4 người con làm vua.
Thứ nhất là Trần Minh Tông cha của Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông, Trần Nghệ Tông và Trần Duệ Tông.
Thứ hai là Lê Thần Tông cha của Lê Duy Hựu (Chân Tông), Lê Duy Vũ (Huyền Tông), Lê Duy Cối, (Gia Tông) và Lê Duy Hợp (Hy Tông).
14. Vua có nhiều con rể làm vua nhất: Lê Hiển Tông.
Có 3 con rể làm vua là Nguyễn Huệ (lấy công chúa Lê Ngọc Hân). Nguyễn Quang Toản (lấy công chúa Lê Ngọc Bình) và Nguyễn Ánh (cũng lấy Ngọc Bình). Nhưng khi còn sống ông chỉ chứng kiến Nguyễn Huệ làm con rể mình.
15. Vua có nhiều loại tiền mang niên hiệu nhất: Lê Hiển Tông đã cho đúc 16 loại tiền Cảnh Hưng trong thời gian làm vua.
16. Vua trăm trận trăm thắng: Quang Trung (Nguyễn Huệ) (1753 – 1792).
Quang Trung Nguyễn Huệ là hoàng đế bách chiến bách thắng, lập nhiều chiến tích quân sự nhất trong lịch sử Việt Nam. Cả cuộc đời binh nghiệp của ông, dù dưới danh hiệu Long Nhương tướng quânBắc Bình vương hay hoàng đế Quang Trung, ông đều lập công trạng hiển hách, chưa từng thất bại một trận nào.[54]Do những chiến tích vang dội, Nguyễn Huệ được các giáo sĩ Tây phương so sánh với Alexandros Đại đế và Attila.
17. Người mở đất mạnh nhất, rộng nhất: Quốc Chúa Nguyễn Phúc Chu (1675 – 1725) và hoàng đế Minh Mạng (1820 – 1840).
18. Vua nhiều con nhất: Minh Mệnh (Nguyễn Phúc Đảm) (1790 -1840) con chính thức là 142 gồm 78 trai, 64 gái.
19. Vua có nhiều vợ mà không có người con nào: Tự Đức (Nguyễn Phúc Hồng Nhậm) có 300 vợ.
Tự Đức được đánh giá là một vị vua tốt. Ông chăm chỉ xem xét việc triều chính và không hề trễ nải, được các quan nể phục. Theo Việt Nam sử lược, ông thường hay chít khăn vàng và mặc áo vàng, khi có tuổi thì ông hay mặc quần vàng và đi giày hàng vàng do nội vụ đóng.
Vua Tự Đức vì lúc bé bị bệnh đậu mùa nên không có con. Ông đành nhận ba người cháu làm con nuôi.
20. Vua làm nhiều thơ văn nhất: Tự Đức để lại 4000 bài thơ chữ Hán, 100 bài thơ Nôm, 600 bài văn.
21. Triều đại tồn tại lâu nhất: nhà Hậu Lê 356 năm (1428 – 1527 và 1533 – 1788);
22. Triều đại tồn tại ngắn nhất: nhà Hồ 8 năm (1400 – 1407).
Thời đại nhà Hồ được biết đến bởi Những cải cách mới và nhất là sự phát minh súng thần cơ (hỏa pháo cải tiến) và thuyền cổ lâu (thuyền chiến lớn có hai tầng).
23. Triều đại truyền ít đời nhất: Nhà Tiền Lý do Lý Nam Đế sáng lập, sau khi ông mất, Lý Phật Tử tự xưng là Hậu Lý Nam Đế rồi cũng sớm bị diệt vong.
Mai Hắc Đế nổi lên chống giặc Đường cũng chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn (722). Triều đại truyền nhiều đời vua nhất: Nhà Hậu Lê: 27 vua (từ Thái Tổ đến Chiêu Thống), nhà Trần (kể cả Hậu Trần) 15 vua;
24. Triều đại truyền qua nhiều thế hệ nhất: Nhà Hậu Lê 14 đời (từ Thái Tổ Lê Lợi đến Trung Tông Lê Duy Huyên, rồi từ Anh Tông Lê Duy Bang đến Chiêu Thống Lê Duy Kỳ);  sau đó là nhà Lý: 9 đời (từ Thái Tổ Lý Công Uẩn đến Chiêu Hoàng Lý Phật Kim).
25. Triều đại xảy ra phế lập, sát hại các vua nhiều nhất: Nhà Lê sơ 6/11 vua. Nếu tính cả các vua không chính thức là Lê Quang Trị (1516), Lê Bảng và Lê Do (1519) thì tổng cộng có 9/14 vua.
26. Triều đại có các vua bị bắt đi đày ra nước ngoài nhiều nhất: Nhà Nguyễn: Hàm Nghi, Thành Thái và Duy Tân.
Hàm Nghi (1871 – 1943) là vị Hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn, là em trai của vua Kiến Phúc. Năm 1884, Hàm Nghi được đưa lên ngôi ở tuổi 13. Sau khi cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại năm 1885, Tôn Thất Thuyết đưa ông ra ngoài và phát hịch Cần Vương chống thực dân Pháp. Phong trào Cần Vương kéo dài đến năm 1888 thì Hàm Nghi bị bắt. Sau đó, ông bị đem an trí ở Alger (thủ đô xứ Algérie).
Vua Thành Thái (1879 – 1954) là vị Hoàng đế thứ 10 của nhà Nguyễn, tại vị từ 1889 đến 1907. Tên húy của ông là Nguyễn Phúc Bửu Lân, còn có tên là Nguyễn Phúc Chiêu. Ông là con thứ 7 của vua Dục Đức và bà Từ Minh Hoàng hậu (Phan Thị Điểu). Do chống Pháp nên ông bị đi đày tại ngoại quốc.
Vua Duy Tân (1900 – 1945) là vị vua thứ 11 của nhà Nguyễn (ở ngôi từ 1907 tới 1916), sau vua Thành Thái. Khi vua cha bị thực dân Pháp lưu đày, ông được người Pháp đưa lên ngôi khi còn thơ ấu. Tuy nhiên, ông bất hợp tác với Pháp và bí mật liên lạc với các lãnh tụ khởi nghĩa Việt Nam. Vì lý do này, ông bị người Pháp đem an trí trên đảo Réunion ở Ấn Độ Dương.
27. Người duy nhất không phải họ Trần nhưng làm vua thời Trần là Dương Nhật Lễ.
Sau khi Trần Dụ Tông mất, Lễ được chính mẹ của Dụ Tông là bà Hiến Từ Tuyên Thánh hoàng thái hậu đưa lên ngôi. Có được ngôi báu, Lễ quay lại bức hại bà và quý tộc họ Trần, cốt giành quyền bính cho họ Dương, ở ngôi được hơn năm thì bị Trần Nghệ Tông giết chết.
28. Triều đại có hai vị vua cùng ở ngôi một lúc: Nhà Ngô. Sau khi Ngô Quyền mất hai anh em Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn đều tức vị xưng vương.


















Những kỷ lục 'vô tiền khoáng hậu' của vua chúa phong kiến

Lên ngôi lúc 1 tuổi, chết lúc 15 tuổi, có hàng trăm vợ nhưng không có người con nào... là những kỷ lục liên quan tới ngôi thiên tử của các triều đại phong kiến Việt Nam.

Không tính thời Hùng Vương huyền sử, trải qua hàng nghìn năm, các triều đại phong kiến Việt đã xác lập những kỷ lục "vô tiền khoáng hậu" liên quan đến ngôi thiên tử.
Ở ngôi lâu nhất: Lý Nhân Tông Càn Đức: 56 năm (1072 - 1127), Lê Hiển Tông Duy Diêu: 47 năm (1740 - 1786), Lê Thánh Tông Tư Thành: 37 năm (1460 - 1496);
Ở ngôi ngắn nhất: Tiền Lê Trung Tông Long Việt: 3 ngày (1006), Dục Đức (Nguyễn Cung Tông): 3 ngày (1883).
Lên ngôi trẻ nhất: Lê Nhân Tông lúc 1 tuổi (1442); Mạc Mậu Hợp lúc 2 tuổi (1562); Lý Cao Tông lúc 3 tuổi; Lý Anh Tông cũng 3 tuổi; Lý Chiêu Hoàng lúc 6 tuổi (1224);
Lên ngôi già nhất: Trần Nghệ Tông Phủ, khi 50 tuổi (1370); Triệu Đà khi 50 tuổi (207 TCN).
Trường thọ nhất: Bảo Đại 85 tuổi (1913-1997), vua Trần Nghệ Tông 74 tuổi (1321 - 1394).
Nếu tính cả các chúa thì chúa Nguyễn Hoàng thọ hơn Bảo Đại: 89 tuổi (1525 - 1613)

Yểu mệnh nhất: Lê Gia Tông Duy Khoái 15 tuổi (1661 - 1675); Lê Huyền Tông Duy Vũ 17 tuổi (1654-1671). Nếu tính cả vua không chính thống thì Lê Quang Trị bị giết khi 7 tuổi (1509-1516).
Sống nhiều năm nhất ở nước ngoài trong thời gian làm vua: Bảo Đại.
Vua có tôn hiệu dài nhất: Lý Thái Tổ (được truy tôn hiệu dài 52 chữ).   
Tượng vua Lý Nhân Tông.

Vua đặt nhiều niên hiệu nhất: Lý Nhân Tông có 8 niên hiệu;
Vua có niên hiệu sử dụng lâu nhất: Lê Hiển Tông - niên hiệu Cảnh Hưng trong 47 năm (1740-1786). 
Nữ vương đầu tiên: Trưng Nữ Vương (Trưng Trắc) vì chỉ xưng vương từ năm 40-43;
Nữ hoàng duy nhất: Lý Chiêu Hoàng Phật Kim (1224 - 1225), vợ vua Trần Thái Tông Cảnh (1226 - 1258).
Vua lập nhiều hoàng hậu nhất: Lý Thái Tổ lập 9 hoàng hậu (6 bà lập năm 1010, 3 bà lập năm 1016).
Vua duy nhất ở ngôi 2 lần: Lê Thần Tông (1619-1643 và 1649-1662).
Vua Việt Nam đầu tiên lấy vợ người phương Tây: Lê Thần Tông (Lê Duy Kỳ) lấy vợ người Hà Lan. 

Vua có nhiều con làm vua: 2 người, mỗi người có 4 người con làm vua. Thứ nhất là Trần Minh Tông cha của Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông, Trần Nghệ Tông và Trần Duệ Tông. Thứ hai là Lê Thần Tông cha của Lê Duy Hựu (Chân Tông), Lê Duy Vũ (Huyền Tông), Lê Duy Cối, (Gia Tông) và Lê Duy Hợp (Hy Tông).
Vua có nhiều con rể làm vua nhất: Lê Hiển Tông có 3 con rể làm vua là Nguyễn Huệ (lấy công chúa Lê Ngọc Hân), Nguyễn Quang Toản (lấy công chúa Lê Ngọc Bình) và Nguyễn Ánh (cũng lấy Ngọc Bình). Nhưng khi còn sống ông chỉ chứng kiến Nguyễn Huệ làm con rể mình.
Vua có nhiều loại tiền mang niên hiệu nhất: Lê Hiển Tông đã cho đúc 16 loại tiền Cảnh Hưng trong thời gian làm vua.
Vua trăm trận trăm thắng: Quang Trung (Nguyễn Huệ) (1753 - 1792)
Người mở đất mạnh nhất, rộng nhất: Quốc Chúa Nguyễn Phúc Chu (1675 - 1725) và hoàng đế Minh Mạng (1820 – 1840).
Vua nhiều con nhất: Minh Mệnh (Nguyễn Phúc Đảm) (1790 -1840) con chính thức là 142 gồm 78 trai, 64 gái; 
Vua có nhiều vợ mà không có người con nào: Tự Đức (Nguyễn Phúc Hồng Nhậm) có 300 vợ.
Vua làm nhiều thơ văn nhất: Tự Đức để lại 4000 bài thơ chữ Hán, 100 bài thơ Nôm, 600 bài văn.
Triều đại tồn tại lâu nhất: nhà Hậu Lê 356 năm (1428 - 1527 và 1533 - 1788);
Triều đại tồn tại ngắn nhất: nhà Hồ 8 năm (1400 - 1407).
Chân dung vua Bảo Đại.
Triều đại truyền nhiều đời vua nhất: nhà Hậu Lê: 27 vua (từ Thái Tổ đến Chiêu Thống), nhà Trần (kể cả Hậu Trần) 15 vua;
Triều đại truyền ít đời nhất: nhà Tiền Lý do Lý Nam Đế sáng lập, sau khi ông mất, Lý Phật Tử tự xưng là Hậu Lý Nam Đế rồi cũng sớm bị diệt vong; Mai Hắc Đế nổi lên chống giặc Đường cũng chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn (722).
Triều đại truyền qua nhiều thế hệ nhất: nhà Hậu Lê 14 đời (từ Thái Tổ Lê Lợi đến Trung Tông Lê Duy Huyên, rồi từ Anh Tông Lê Duy Bang đến Chiêu Thống Lê Duy Kỳ);  sau đó là nhà Lý: 9 đời (từ Thái Tổ Lý Công Uẩn đến Chiêu Hoàng Lý Phật Kim).
Triều đại xảy ra phế lập, sát hại các vua nhiều nhất: Nhà Lê sơ 6/11 vua. Nếu tính cả các vua không chính thức là Lê Quang Trị (1516), Lê Bảng và Lê Do (1519) thì tổng cộng có 9/14 vua.
Triều đại có các vua bị bắt đi đày ra nước ngoài nhiều nhất: Nhà Nguyễn: Hàm Nghi, Thành Thái và Duy Tân.
Người duy nhất không phải họ Trần nhưng làm vua thời Trần là Dương Nhật Lễ. Sau khi Trần Dụ Tông mất, Lễ được chính mẹ của Dụ Tông là bà Hiến Từ Tuyên Thánh hoàng thái hậu đưa lên ngôi. Có được ngôi báu, Lễ quay lại bức hại bà và quý tộc họ Trần, cốt giành quyền bính cho họ Dương, ở ngôi được hơn năm thì bị Trần Nghệ Tông giết chết.
Triều đại có hai vị vua cùng ở ngôi một lúc: Nhà Ngô. Sau khi Ngô Quyền mất hai anh em Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn đều tức vị xưng vương.



25 điều bí mật có thể bạn chưa bao giờ được biết
Thế giới xung quanh ta luôn ẩn chứa những điều thú vị, và trong những đồ vật đơn giản nhất cũng có bí mật mà bạn chưa từng được biết đến.
Cuộc sống luôn tràn ngập những điều bí ẩn. Nhưng những bí ẩn ấy không phải lúc nào cũng đến từ những nơi xa xôi vũ trụ bao la hay biển xanh sâu thẳm. Ngay trong cuộc sống hằng ngày ta cũng có thể bắt gặp những điều lạ lùng đến khó tin vào mắt. Chùm ảnh dưới đây là minh chứng sống động về những điều khác lạ trong cuộc sống đời thường.

1. Chiếc máy biến đống gạch lộn xộn thành "tấm thảm gạch" được xếp gọn gàng chuẩn đến từng ly.









2. Bên trong chiếc đồng hồ Patek Phillipe thuộc vào hàng đắt nhất thế giới. Đắt nhất thế giới có khác, nhìn nó cũng tinh vi và phức tạp ghê gớm.




3. Bình minh và nhật thực xuất hiện cùng lúc trông như một vầng trăng đỏ. Cảnh tượng hiếm thấy mà cả đời bạn chưa chắc đã được chứng kiến.







4. Con đường lượn sóng giữa sa mạc miền nam California, nước Mỹ. Để vượt qua con đường này thì tài xế cũng phải là một tay lái "không phải dạng vừa đâu".



5. Bạn có tin khối khoáng thạch này có hình dáng hoàn toàn tự nhiên, không có sự tác động của con người? 
 
 






6. Tác phẩm được tạo nên bằng cách đục hơn 20.000 lỗ lên một chiếc vỏ trứng. Bàn tay con người quả là khéo léo đến mức khó tin.
 
 


7. Hóa ra khi thủy tinh tan chảy thì trông nó như thế này đây.
 
 


8. Bể bơi sâu nhất thế giới, gần 35 mét và chứa hơn 2 tỉ lít nước. Không biết dưới đáy trông thế nào mà nhìn ở trên xuống đã thấy rùng mình rồi, như hang tối bí ẩn vậy.
 





 
9. Xương sọ của một em bé chưa thay răng sữa. Đến năm 5-6 tuổi thì những chiếc răng phía trong mới lộ diện đây mà.


10. Thanh kiếm khổng lồ ở bờ biển Na Uy trông như một cảnh của phim thần thoại.







 
11. Toa tàu cũ được tận dụng làm cây cầu bắc qua hai bờ sông.



12. Lát cắt ngang của một cây bắp cải tím, vậy mà nhìn như một biểu tượng ma quái nào đó.
 

 
13. Hình trên là những gì mắt người thấy, hình dưới là những gì mắt loài mèo thấy.
 
 







14. Tác phẩm điêu khắc từ gỗ sao cho giống như một ảo ảnh.
 
 




15. Thảm cỏ sau khi bị sét đánh.
 
 
16. Cây cầu bắc qua dòng sông đang tan băng.
 
 
17. Đường băng của sân bay quốc tế Gibraltar cắt ngang đường dân sinh.
 
 
18. Những lớp màu đã được xếp chồng lên nhau để tạo nên bức tranh nên cắt lát ở bất cứ đoạn nào bạn cũng được tác phẩm như vậy.
 
 





19. Tấm da lột phần đầu của một chú tắc kè.
 
 
20. Lát cắt của một dây cáp ngầm dưới đáy biển. To như thế này mà cá mập cứ cắn là sao.
 
 





21. Cảnh phóng vệ tinh được quan sát từ không gian.
 
 





22. Kích thước thực của chai soda 1 lít nếu không được nén thêm khí.
 
 








23. Đây chỉ là một bức hình chứ không phải bốn bức ghép lại đâu. Nhưng nhìn hoa mắt quá!
 
 









24. Thì ra lát cắt ngang của khoang máy bay trông như thế này. Bấy lâu nay chỉ nhìn thấy những chiếc bay như những "con chim sắt" khổng lồ trên bầu trời thôi chứ mấy ai để ý bên trong nó lại phức tạp như thế này.
  
25. Đám mây có hình như chiếc đĩa bay.